Ăn khoai lang có tốt không? Những lý do bạn nên ăn khoai lang ngay

Posted on Ẩm Thực 912 lượt xem

Khoai lang là loại củ vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với món khoai lang nướng, khoai lang luộc, bánh khoai, khoai sấy,…Khoai lang ngon là vậy nhưng thực tế ăn khoai lang có tốt không? Đáp án sẽ được bật mí ngay dưới bài viết sau đây. Cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!

Ăn khoai lang có tốt không?

Ăn khoai lang có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là những “fan cứng” của loại củ này. Thực tế thì khoai lang được liệt vào danh sách các loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người.

an-khoai-lang-co-tot-khong
Ăn khoai lang có tốt không?

Xem thêm:

Ăn khoai tây có tốt không? Lợi ích tuyệt vời từ khoai tây bạn cần biết

Giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Ăn vú sữa có tốt không?

Cụ thể, bạn có thể tham khảo về những lợi ích khi ăn khoai lang như sau:

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bạn có thể chưa biết, hệ tiêu hóa của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu thường xuyên ăn khoai lang. Điều này là nhờ trong khoai có chứa 2 loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nếu chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước và làm mềm phân. Thì ngược lại chất xơ không hòa tan lại giúp tránh hấp thụ nước và làm tăng khối lượng. Do đó, khi 2 chất này trong khoai lang cân bằng với nhau thì sẽ góp phần giảm thiểu các trường hợp khó đi ngoài, táo bón, tiêu chảy,…

Tốt cho sức khỏe đường ruột

Khoai lang có thành phần rất giàu các chất oxy hóa. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột như Bifidobacterium và Lactobacillus. Từ đó, góp phần hỗ trợ cơ thể tránh được các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS) và tiêu chảy nhiễm trùng. 

Bên cạnh đó, chiết xuất của củ khoai lang còn sở hữu tác dụng bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi vết loét do dùng thuốc aspirin. Từ đó, chúng rất tốt trong quá trình điều trị loét đường tiêu hóa.

Hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường

Ăn khoai lang là cách để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời góp phần làm giảm tình trạng kháng insulin. Sở dĩ như vậy là bởi các chỉ số đường huyết trong loại củ này khá thấp. Vậy nên, chúng sẽ giải phóng đường trong máu chậm hơn. Ngoài ra hàm lượng magie và chất xơ cao của khoai lang cũng giúp quản lý, kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường (đái tháo đường).

an-khoai-lang-co-tot-khong-5
Khoai lang mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Giảm thiếu hụt vitamin A của cơ thể

Thiếu vitamin A sẽ làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm thị lực và các bệnh về mắt. Ăn khoai lang chính là cách để bạn bổ sung hàm lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. Theo đó, beta carotene có trong củ khoai lang sau khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A với lượng gấp đôi và cung cấp cho cơ thể.

Làm giảm sự căng thẳng

Khoai lang có chứa hàm lượng magie rất dồi dào. Đây là khoáng chất giúp giảm âu lo và căng thẳng. Từ đó, góp phần làm giảm thiểu các trạng thái trầm cảm hay căng thẳng lo lắng tột độ. Do đó, hãy thường xuyên ăn khoai lang nếu bạn muốn có phương pháp giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.

Thúc đẩy hoạt động chống viêm

Thành phần choline và anthocyanin mà củ khoai lang sở hữu chính là ”nhân tố” để giúp giảm và ngừa viêm. Cụ thể nếu choline giúp giảm các phản ứng viêm của cơ thể. Thì anthocyanin lại hỗ trợ ngừa và giảm viêm. Từ đó góp phần làm giảm sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư nhất là ung thư ruột kết.

Mang đặc tính chống ung thư

Người ta tìm thấy trong thành phần của khoai lang có chứa nhiều anthocyanin. Đây là chất có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và vú. Bên cạnh đó, vỏ khoai cũng có chứa các chất được phát hiện sở hữu đặc tính chống các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng,…

Hỗ trợ quản lý cân nặng

Khoai lang được chứng minh có chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan. Do đó, ăn loại củ này sẽ giúp sở hữu cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Chưa kể các chất xơ trong đó có pectin cũng góp phần làm giảm lượng thức ăn hiệu quả và làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể.

an-khoai-lang-co-tot-khong-8
Ăn khoai lang là cách kiểm soát cân nặng và bảo vệ cơ thể

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Chiết xuất từ khoai lang được chứng minh có chứa nhiều polyphenol. Vì vậy ăn khoai là cách giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện sức khỏe da tóc

Không chỉ tốt cho sức khỏe mà ăn khoai lang còn giúp cải thiện sức khỏe da và tóc tuyệt vời. Theo đó, khoai lang chứa nguồn vitamin E có lợi trong việc giảm việc stress oxy hóa. Nhờ đó, chúng cũng giúp tăng mật độ mọc tóc ở người rụng tóc.

Đồng thời, hàm lượng vitamin C có trong khoai lang lại rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen. Vậy nên, chúng sẽ giúp tăng sắc tố và ngăn lão hóa da, giảm mụn trứng cá và giúp vết thương lành nhanh.

Chứa thuộc tính kháng khuẩn

Theo các chuyên gia củ khoai lang có chứa các đặc tính chống lại các vi khuẩn gây ra các bệnh thương hàn và viêm phổi. Đồng thời, nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào mà ăn loại củ này sẽ góp phần làm giảm vi khuẩn trong thực phẩm. Nhờ đó, giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng.

an-khoai-lang-co-tot-khong-8
Ăn khoai lang giúp hạn chế một số căn bệnh

Tăng khả năng sinh sản

Một tác dụng ít biết của khoai lang đó là giúp làm giảm nguy cơ vô sinh thứ cấp liên quan đến rụng trứng ở phụ nữ và tăng khảng năng sinh sản. Điều này đến từ việc khoai lang có thể cung cấp sắt và vitamin A cho cơ thể.

Điều hòa huyết áp

Khoai lang là nguồn chứa hàm lượng kali và magie dồi dào. Đây đều những chất giúp điều hòa ổn định huyết áp. Kali giúp ngăn huyết áp thấp giảm khả năng đột quỵ và các bệnh liên quan đến mạch vành.

an-khoai-lang-co-tot-khong-6
Ăn khoai lang là bí quyết tuyệt vời cho bạn

Tăng cường chức năng não

Chất anthocyanins được tìm thấy trong khoai lang tím sẽ giúp bảo vệ não bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do.

Ăn khoai lang có béo không?

Thực tế thì khoai lang là thực phẩm không chứa chất béo và cholesterol. Nhờ vậy, chúng có công dụng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều thành phần giúp tạo cảm giác no bụng, giúp bạn không cảm thấy đói. 

Có thể khẳng định, ăn khoai lang không gây béo hay tăng cân. Ngược lại, chúng còn được coi là “thực phẩm vàng” cho việc giảm cân. Điều này là nhờ khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ, nước  cao và chỉ số đường huyết thấp. Những điều này góp phần tích cực cho quá trình giảm béo, giảm mỡ thừa, đốt cháy mỡ thừa cho cơ thể.

an-khoai-lang-co-tot-khong-7
Khoai lang là phương pháp giảm cân hiệu quả cho nhiều chị em

Trong khoai lang có vitamin gì?

Bạn có thể chưa biết tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Theo nghiên cứu trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:

  • Canxi: 38mg
  • Chất xơ: 3,3g
  • Năng lượng: 90kcal
  • Chất béo: 0,15g
  • Folate (Vitamin B9): 6 μg
  • Sắt: 0,69mg
  • Magie: 27mg
  • Mangan: 0,5mg
  • Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
  • Phốt pho: 54mg
  • Kali: 475mg
  • Đạm: 2g
  • Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
  • Natri: 36mg
  • Kẽm: 0,32mg
  • Tinh bột: 7,05g
  • Đường: 6,5g
  • Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
  • Vitamin A: 961 μg
  • Vitamin B6: 0,29mg
  • Vitamin C: 19,6mg
  • Vitamin E: 0,71mg
an-khoai-lang-co-tot-khong-8
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang rất tuyệt vời

Ai không nên ăn khoai lang?

Dù sở hữu rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp con người. Tuy nhiên, với những đối tượng sau nếu ăn nhiều khoai lang thì sẽ gây hại cho cơ thể. Cụ thể:

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận được khuyến cáo không nên ăn khoai lang. Điều này là vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, Mà khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế. Từ đó, ăn khoai sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người thường xuyên bị đầy bụng, trướng bụng

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì cũng không nên ăn nhiều khoai lang. Bởi khi ăn loại củ này sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua và càng sinh hơi trướng bụng.

an-khoai-lang-co-tot-khong-9
Người bị thận, dạ dày, hay trướng bụng thì không ăn nhiều khoai lang

Người có bệnh về dạ dày

Nếu mắc bệnh về dạ dày mà ăn khoai lang khi đói bụng thì sẽ gây kích thích tiết axit dạ dày. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dẫn tới những triệu chứng như đau bụng, viêm loét dạ dày.

Lưu ý khi ăn khoai lang

Chúng tôi xin chia sẻ tới bạn một số lưu ý khi ăn khoai lang dưới đây để bạn nắm được:

  • Không ăn quá nhiều khoai lang vì sẽ sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2 gây đầy hơi và ợ hơi, hại dạ dày.
  • Không ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ dễ trào ngược axit, gây đầy bụng và mất ngủ. Hãy ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc trưa để tốt cho cơ thể.
  • Không ăn khoai lang cùng lúc với các thực phẩm kị như: quả hồng, trứng, thịt gà, bí đỏ, cua,..
  • Không ăn khoai lang sống vì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa. Từ đó,  xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
  • Không ăn cả vỏ khoai lang vì vỏ chứa nhiều chất kiềm không tốt cho tiêu hóa. Chưa kể, các vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Khoai lang rất ngon và cũng là món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy tham khảo những thông tin trên để hiểu được: Ăn khoai lang có tốt không và biết cách sử dụng loại củ này đúng chuẩn, khoa học nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *