Hành tây là một cái tên quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn chưa hiểu rõ là ăn hành tây có tốt không? Chúng đem đến những lợi ích gì cho sức khỏe. Cùng chúng tôi giải đáp chi tiết về chủ đề này dưới bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
Ăn hành tây có tốt không?
Xung quanh thắc mắc: Ăn hành tây có tốt không? thì các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh được rằng: Loại củ này sở hữu đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm vô cùng mạng mãnh. Cụ thể danh sách liệt kê ăn hành tây có tác dụng gì bao gồm:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hàm lượng Organosulfur và các Flavonoid được tìm thấy trong hành tây mang lại khả năng ngăn ngừa bệnh tim và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, hành tây cũng giàu Thiosulfate. Đây là nhân tố giúp làm loãng máu tự nhiên. Từ đó giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Đồng thời, hàm lượng Quercetin có trong loại củ này cũng có thể cung cấp khả năng cải thiện nồng độ Cholesterol và chống lại bệnh tim.

Xem thêm:
Giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Ăn nghệ có tốt không?
Giải đáp chi tiết thắc mắc: Ăn tỏi có tốt không?
Điều hòa đường huyết
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung hành tây vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp giảm lượng đường huyết. Đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2.
Cải thiện sức khỏe xương
Bạn có thể chưa biết, ăn hành tây là cách hữu hiệu để giúp bảo vệ chống thoái hóa xương. Thậm chí loại củ này còn có thể làm tăng khối lượng xương.

Giảm nguy cơ ung thư
Ăn hành tây chính là phương pháp có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Bao gồm dạ dày và đại trực tràng. Điều này là bởi, trong hành tây có chứa hàm lượng fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid rất dồi dào. Chúng sẽ hỗ trợ ức chế sự phát triển của khối u.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Hành tây là nguồn cung cấp oxy hóa rất tuyệt vời. Và đó cũng chính là nguyên nhân để việc ăn hành tây sẽ giúp liên kết với các chất độc hại trong não và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Chưa kể, hợp chất của lưu huỳnh có trong loại củ này cũng góp phần làm chậm quá trình mất trí nhớ do lão hóa. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng thường hay chóng mặt, động kinh, đau nửa đầu.

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Hành tây có chứa một loại chất xơ là Insulin. Hoạt chất này được chứng minh có khả năng bảo vệ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, tiêu thụ hành tây thường xuyên sẽ giúp duy trì nồng độ vi khuẩn có lợi, hạn chế tiêu chảy, khó tiêu và các bệnh lý tiêu hóa khác.
Bên cạnh đó, ăn hành tây cũng sẽ giúp chống táo bón, điều trị đau dạ dày, tẩy giun tự nhiên và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi cực hiệu quả.
Chống viêm và dị ứng
Quercetin và các Flavonoid là những hợp chất được tìm thấy trong hành tây giúp ngừa viêm và ngăn chặn việc giải phóng các tế bào histamine. Do đó, ăn hành tây có thể giúp bạn tránh khỏi việc bị nghẹt mũi do xoang, chống sâu răng, nhanh lành vết thương và các vấn đề dị ứng khác.

Tốt cho tai và mắt
Lưu huỳnh có trong hành tây giữ vai trò hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mắt. Lưu huỳnh kích thích sản sinh một loại protein có tên là Glutathione. Theo đó, hoạt chất này sẽ giúp chống bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Đồng thời, hành tây cũng được sử dụng như một loại thuốc nhỏ để chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm bờ mi, viêm giác mạc,…
Ăn hành tây có béo không?
Để trả lời được câu hỏi: Ăn hành tây có béo không? Ăn hành tây có giảm cân không thì chúng ta cần phải bóc tách thành phần của chúng.
Cụ thể, trong hành tây có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C rất dồi dào. Đây là những “nhân tố” có khả năng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, vận chuyển dưỡng chất, tiêu hao mỡ thừa. Chưa kể, nguồn axit hữu cơ tồn tại trong hành tây cũng hỗ trợ kích thích cơ thể trao đổi chất giúp đốt cháy calo và chất béo dư thừa.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, hàm lượng calo của hành tây cũng vô cùng thấp. Nếu 100g chỉ hành tây thì chỉ cung cấp khoảng 39kcal, trong đó không có chất béo. Vậy nên loại thực phẩm này chắc chắn không gây béo mà còn được nhiều người áp dụng nhằm giảm cân hiệu quả.
Trong hành tây có vitamin gì?
Như đã nói hành tây có thành phần chứa rất ít calo. Trung bình một củ hành tây sẽ có khoảng 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ. Kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm:
- Năng lượng: 40kcal
- Nước: 89.11g
- Carbohydrate: 9.34g (trong đó có 4.24g đường và 1.7g chất xơ)
- Chất đạm: 1.1g
- Vitamin C: 7.4mg
- Vitamin B1: 4% DV (giá trị khuyến dùng mỗi ngày)
- Vitamin B2: 2% DV
- Vitamin B3: 1% DV
- Vitamin B5: 2% DV
- Vitamin B6: 9% DV
- Vitamin B9: 5% DV
- Nhiều khoáng chất: 23mg canxi, 29mg phốt pho, 146mg kali, 10mg magie,…

Ai không nên ăn hành tây?
Những đối tượng sau đây được khuyến cáo không nên sử dụng hành tây để bảo vệ cơ thể:
Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Việc ăn hành tây có thể khiến các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, khiến hội chứng ruột kích thích trở nặng và gây nguy hiểm cho cơ thể.
Người bị trào ngược axit (GERD)
Hành tây là loại thực phẩm có thể làm cho tăng tỷ lệ ợ chua – biểu hiện của chứng trào ngược axit. Do đó, lời khuyên là không nên sử dụng hành tây trong thực đơn của những người bị GERD.
Người đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vậy nên, người bị bệnh này thường phải kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây.

Phụ nữ mang thai bị xung huyết, bị bệnh mắt
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết hay bị các bệnh liên quan đến mắt thì nên tránh xa hành tây. Nếu ăn nhiều loại củ này có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Những người huyết áp thấp
Những người mắc bệnh huyết áp thấp thì nên hạn chế ăn hành tây. Bởi loại củ này có tính lạnh và có tác dụng hạ huyết áp.
Lưu ý khi ăn hành tây
Bạn có thể lưu lại những chi tiết quan trọng sau đây khi ăn hành tây để bảo vệ cơ thể và sức khỏe:
- Không ăn hành tây chung với các thực phẩm kỵ như: rong biển, cá, mật ong, tôm,..để không gây nguy hiểm cho chính bạn.
- Hành tây có thể gây hôi miệng sau khi ăn nên bạn có thể tráng miệng bằng dứa hoặc cà rốt. Điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng của hợp chất sulfuric gây mùi.
- Không ăn quá nhiều hành tây, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải.
Đừng quên bổ sung ngay hành tây vào chế độ dinh dưỡng, bữa ăn của gia đình bạn một cách đúng chuẩn và an toàn nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào tương tự như: Ăn hành tây có tốt không thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!