Giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Ăn gừng có tốt không?

Posted on Ẩm Thực 1004 lượt xem

Gừng được biết tới là một loại củ vô cùng quen thuộc thường được sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa biết: Ăn gừng có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn điều này dưới bài viết sau đây nhé!

Ăn gừng có tốt không?

Có thể khẳng định gừng là “nhân tố” rất tốt cho sức khỏe và cơ thể con người. Thế nhưng, để chứng minh được liệu: Ăn gừng có tốt không? Thì bạn cần nắm được các lợi ích khi ăn gừng bao gồm:

Ngăn chặn sự phát triển của vi trùng

Gừng sở hữu một số hợp chất hóa học có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn trong như: E.coli và shigella hoặc virus như RSV. Từ đó, ăn gừng là cách để bảo vệ cơ thể hoàn hảo nhất.

an-gung-co-tot-khong
Ăn gừng có tốt không?

Xem thêm:

Giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Ăn cà rốt có tốt không?

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Ăn củ cải có tốt không?

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Hợp chất gingerol có trong gừng được đánh giá cao. Chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Nhờ vậy, giúp bạn luôn có hơi thở thơm tho. Đặc biệt ăn gừng cũng sẽ đẩy lùi những căn bệnh về răng miệng như: nha chu, nhiễm trùng nướu,..

Giảm căng thẳng, buồn nôn

Gừng là bí quyết để làm dịu cơn đau dạ dày. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Việc sử dụng gừng sẽ giúp phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Chưa kể, ăn gừng cũng hỗ trợ giảm đi các triệu chứng say sóng hoặc buồn nôn do hóa trị.

an-gung-co-tot-khong-1
Gừng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Giảm đau cơ bắp, viêm khớp

Các triệu chứng đau cơ bắp tại chỗ hay đau nhức theo thời gian cũng sẽ bị “đánh bay” nếu bạn ăn gừng. Đồng thời nhờ chứa chất chống viêm nên gừng cũng là cách giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. 

Kiểm soát ung thư

Theo nghiên cứu thì các phân tử hoạt tính sinh học tồn tại trong gừng có khả năng làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư. Cụ thể như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.

an-gung-co-tot-khong-4
Ăn gừng giúp bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật

Giảm lượng đường trong máu

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc sử dụng gừng sẽ giúp cơ thể dùng insulin tốt hơn. Từ đó góp phần cải thiện lượng đường trong máu hiệu quả.

Giảm cholesterol và chống lại bệnh tật

Ăn gừng là cách để giúp cơ thể bạn chiến đấu với mức cholesterol xấu. Điều này là bởi trong gừng có chứa các chất chống oxy hóa và các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng. Chúng sẽ góp phần chống lại các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim và các bệnh về phổi.

an-gung-co-tot-khong-5
Ăn gừng được các chuyên gia khuyến khích

Ăn gừng có béo không?

Bên cạnh câu hỏi: Ăn gừng có tốt không? Thì nhiều người cũng băn khoăn: ăn gừng có béo không? 

Thực tế thì ăn gừng không hề gây béo. Ngược lại chúng còn được đánh giá là “nhân tố” quan trọng góp phần hiệu quả vào quá trình giảm cân của các chị em.

Công dụng hỗ trợ giảm béo của gừng đến từ thành phần chống viêm mà chúng có. Thành phần này sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Cụ thể chất gingerol và shogaol của gừng hỗ trợ tăng độ PH trong dạ dày, giúp kiểm soát cholesterol và đẩy mạnh phân hủy chất béo.

an-gung-co-tot-khong-6
Gừng là nhân tố giúp giảm cân hiệu quả

Đồng thời tính nóng của gừng cũng giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Từ đó, giúp chị em lấy lại vóc dáng thon gọn đáng mơ ước.

Trong gừng có vitamin gì?

Gừng được nghiên cứu có thành phần giàu vitamin và khoáng chất. Chưa kể, người ta cũng tìm thấy gingerol – hợp chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh có lợi cho cơ thể trong gừng.

Theo đó, 100 gram gừng sống chứa khoảng:

  • 80 calo
  • 17,8 gram Carbohydrate 
  • 1,8 gram protein
  • 0,7 gram chất béo
  • 2 gram chất xơ
  • 415 miligam kali (12 phần trăm DV)
  • 0,2 miligam đồng (11 phần trăm DV)
  • 0,2 miligam mangan  (11 phần trăm DV)
  • 43 miligam magie (11 phần trăm DV)
  • 5 miligam vitamin C (8 phần trăm DV)
  • 0,2 miligam vitamin B6  (8 phần trăm DV)
  • 0,7 miligam niacin (4 phần trăm DV)
  • 34 miligam phốt pho (3 phần trăm DV)
  • 0,6 miligam sắt (3 phần trăm DV)
  • Ngoài các chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên, gừng còn chứa một lượng nhỏ canxi, kẽm, axit pantothenic, riboflavin và thiamin.
an-gung-co-tot-khong-6
Gừng có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tuyệt vời

Ai không nên ăn gừng?

Mặc dù gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng sau đây vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng chúng.

Người đang bị say nắng, sốt cao

Gừng có tính nóng nên những người bị say nắng hay bị cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó, người có dấu hiệu cao cũng tuyệt đối cần tránh xa gừng.

Người bị đau dạ dày

Trong gừng có các chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Do đó, người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng nên cần hạn chế ăn gừng. Nếu không có thể khiến niêm mạc bị bào mòn, kích thích và gây vết loét nguy hiểm.

an-gung-co-tot-khong-7
Người bị đau dạ dày không nên ăn gừng

Người mắc bệnh về gan

 Gừng có thể kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Từ đó khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vậy nên, các chuyên gia khuyên người bị viêm gan mãn tính, cấp tính, xơ gan không sử dụng gừng.

Người bị sỏi mật, bị trĩ hay xuất huyết

Những người bị bệnh sỏi mật, bị trĩ hay bị xuất huyết sẽ khiến tình trạng nặng hơn nếu ăn gừng. Do đó, cần tránh xa loại củ này.

Lưu ý khi ăn gừng

Một số lưu ý nhỏ dành cho bạn khi ăn gừng để đảm bảo an toàn sức khỏe là:

  • Không ăn gừng vào buổi tối: Nó có thể khiến tính nóng của gừng phát huy tác hại. Từ đó gây đầy bụng, khó ngủ, nóng trong người,..
  • Không nên gọt vỏ: Trong vỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bạn không cần gọt vỏ mà chỉ rửa sạch rồi sử dụng.
  • Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Bởi lúc này gừng dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh. Chúng có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan. Từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
  • Không nên ăn nhiều gừng: Gừng có tính nóng, vậy nên bạn không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều gừng, ăn quá thường xuyên.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được: Ăn gừng có tốt không? Chúc bạn sẽ sử dụng gừng một cách đúng chuẩn và an toàn nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *